• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Web Novel

Chương 39 Cha Brown (1)

4 Bình luận - Độ dài: 2,289 từ - Cập nhật:

Bộ truyện Cha Brown là một tác phẩm khá độc đáo của thể loại tiểu thuyết trinh thám.

Trong khi đa số các tiểu thuyết trinh thám là những thử thách cho trí tuệ và các bí ẩn được xây dựng dựa trên những "mẹo" và "tình tiết bất ngờ", thì loạt truyện về Cha Brown lại thuộc thể loại "phân tích tâm lý", thể loại đi sâu vào tâm lý của tội phạm. Điều này xuất phát từ bối cảnh độc đáo của nhân vật chính, Cha Brown.

“Ngài Homer này, ngài có từng làm trong nhà thờ chưa?

“Tôi chưa.”

“À, tôi hiểu rồi. Xin lỗi vì câu hỏi hơi lạ. Tại tôi thấy mình rất hiểu những gì vị cha xứ trong truyện Cha Brown này cảm thấy. Ông ấy dường như là một vị linh mục rất sùng đạo.”

Từ tên tác phẩm, có thể thấy rõ nhân vật chính loạt truyện Cha Brown là một linh mục.

Vì lẽ đó, cách thức điều tra của ông có phần độc đáo, không giống với mô típ thường thấy ở các tiểu thuyết trinh thám khác. Cha Brown, người thường xuyên lắng nghe những lời "xưng tội" của những người lầm lỡ, đã rất am hiểu về tâm lý và phương pháp của bọn tội phạm.

Ông thấu hiểu những biến đổi trong tâm trí kẻ phạm tội trước khi gây án và cả sự ăn năn sau đó, đồng thời cảm nhận được những vết thương ẩn sâu trong tâm hồn họ.

Dựa trên sự "thấu hiểu" này, ông lần theo "tâm lý" của tội phạm để suy luận ra sự thật. 

Vì thế, tính "logic" thường được nhấn mạnh trong các tiểu thuyết trinh thám nói chung thường không quan trọng nhiều trong tác phẩm này. Hồng Y Garnier có vẻ tán thành những việc Cha Brown làm.

"Tất nhiên có những phần mà một hồng y như tôi, phải hết sức cẩn trọng khi đề cập đến- nhưng nếu những người bạn 'Tin Lành' của chúng ta đọc câu chuyện này, chắc chắn họ sẽ thích nó. Họ cũng khoan dung và rộng lượng như Cha Brown vậy."

“Tin Lành á… ý ngài là gì?”

"Đúng vậy. Họ là những Hiệp Sĩ của nhà thờ, trực thuộc sự chỉ đạo của Thánh Đường, những người dốc lòng truyền bá phúc âm, đi theo những giáo lý khác biệt so với truyền thống."

“Họ có tồn tại sao?”

"Họ mới được thành lập gần đây thôi. Và điều này cũng là nhờ công của Đấng Đáng Kính Homer đấy.”[note72074]

“Thật á?”

Hồng y Garnier đã tường thuật cặn kẽ quá trình hình thành của nhóm "Tin Lành".

Điều này khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Tôi chưa từng nghĩ rằng cuộc gặp gỡ hôm ấy lại có thể khơi nguồn cho một cuộc cải tổ tôn giáo từ bên trong như thế. 

Ông ấy vẫn tiếo tục nói như thể đó là chuyện thường như ở nhà vậy.

“Đấng Cứu Thế đã nói với chúng tôi rằng những người chúng tôi cần tìm không phải là người lương thiện mà chính là những người lầm lỗi. Những người lạc lối, bơ vơ mới là những người thực sự cần phúc âm. Thế nhưng, nếu đôi mắt ta cứ mãi bị che mờ bởi giáo lý và thành kiến thì làm sao ta hiểu được lòng họ, làm sao chúng ta có thể chữa lành họ đây? Một bác sĩ không lắng nghe câu chuyện của bệnh nhân thì làm sao chữa bệnh được cơ chứ? Vì lẽ đó mà hội Tin Lành đã ra đời.”

“À…”

Có chút ngạc nhiên khi nghe một vị hồng y của Nhà thờ thừa nhận rằng mình đã từng "mắc kẹt trong giáo lý và định kiến" như này.

Bởi điều này suy cho cùng đang nói rằng giáo lý không hoàn hảo. Có lẽ, bởi vì thế giới này thật sự có Chúa, thế nên mức độ khoan dung đối với các giáo lý và cách thức thực hiện giáo lý đã nhỉnh hơn một chút.

“Vị Cha Brown này dường như cũng là một người khoan dung như thế. Ông ấy thật khác với tôi, một người chỉ biết hai màu đen trắng…”

“Không phải ngài vẫn còn trẻ đấy sao, Hồng y Garnier?”

“Haha, đúng là tôi là người nhỏ tuổi trong số các hồng y thật. Tôi thậm chí còn được gọi là hồng y trẻ nhất cơ—nhưng mà.”

Chợt, nụ cười trên khuôn mặt Hồng Y Garnier không còn vẻ hiền hòa quen thuộc. Nó trở nên hơi hờ hững và hơn thế nữa... Đó là nụ cười của một người đã rã rời và kiệt quệ.

"Bất kể tuổi tác ra sao, cũng sẽ có những việc làm cho ta già đi mà đúng không?”

“… Tôi hiểu.”

"Vậy nên, tôi sẽ giới thiệu ngài với những người bạn trong hội Tin Lành. Họ sẽ hữu ích hơn nhiều so với một người như tôi."

"Vâng. Cảm tạ sự chu đáo của ngài."

Và thế là, tôi được giới thiệu với hội Tin Lành, những vị Hiệp sĩ mang một cái tên quen thuộc.

* * *

“Xin chào! Thật vinh dự khi được gặp ngài, Đáng Đáng Kính Homer!”

“A, vâng. Tôi cũng rất vui được gặp anh.”

“Tôi đã đọc tất cả sách ngài viết đó, cuốn nào cũng khiến tôi ấn tượng cả! Thế nên là, tôi có thể nhờ ngài ký tên lên cuốn sách này được không?”

“Ô, dĩ nhiên là được rồi.”

Các linh mục của hội Tin lành không giống tưởng tượng của tôi cho lắm. Tôi cứ ngỡ ra một không khí trang trọng, tĩnh mịch nhưng ở họ lại vui vẻ, thoải mái thế này.

Tuy nhiên cách cư xử của họ rất rất chuẩn mực, minh chứng cho nhận định ‘khoan dung’ của Hồng y Garnier.[note72075]

“Cảm ơn ngài rất nhiều!”

"Vâng, vâng. À này, tôi nghe Hồng Y Garnier kể nhiều về mọi người lắm. Ngài bảo mọi người là những thành viên đặc biệt khoan dung và rộng lượng của nhà thờ."

“Hồng y Garnier nói như thế về chúng tôi sao?”

“Đúng thế. Ông ấy khen mọi người nhiều lắm.”

"Ra vậy. Bọn tôi hay gọi Hồng Y Garnier là vị hồng y đáng kính…nhưng cũng hơi tò mò chuyện người khác."

“… Hả?”

“Ngài ấy đã đánh giá về chúng tôi nên chúng tôi cũng nói về cách chúng tôi nhìn ngài ấy, thế là công bằng.”

… Một người thực sự kỳ lạ. Nhìn những linh mục khác khẽ gật đầu tán thành, dường như họ có cùng một kiểu người. Tôi chợt nảy sinh sự tò mò về những tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên cho cái hội 'Tin Lành' này.

"Tôi hiểu rồi... Lý do tôi muốn gặp mọi người là vì tôi đang sắp viết một cuốn tiểu thuyết có một vị linh mục là nhân vật chính, nên tôi muốn nghe lời khuyên từ mọi người.”

“Thật là một vinh dự để đời khi tôi có thể giúp sự nghiệp sáng tác Đáng Đáng Kính Homer.”

“Không đến mức đó đâu…”

“Tôi nói thật đấy, không đùa. Đối với những thành viên hội Tin lành chúng tôi thì tiểu thuyết của ngài không khác gì Kinh Thánh cả.”

“Sao cơ?”

"Lời của Đấng Cứu Thế ban cho chúng ta sự thánh thiện, còn lời của Homer làm chúng ta mê đắm. Đây là một câu nói gần đây lan truyền trong lớp trẻ chúng tôi. Ý là sách của ngài Homer đây đã giúp ích cho nhiều người đó."

"À, thì ra là vậy..."

"Do đó, tôi vô cùng mong muốn được cùng đồng hành trên con đường văn chương của ngài, thưa Ngài Homer đáng quý."

“Cảm ơn anh…”

Cái người này đang khen tôi với một giọng điệu vô cùng nghiêm túc! Tôi từng thấy người ta phấn khích và la hét vì hâm mộ ai đó, nhưng một vị linh mục lại hành xử như vậy thì thật là một cảnh tượng hiếm thấy. Chuyện này không chỉ đơn thuần là khoan dung, mà còn có gì đó khác nữa.

“Bản thảo đây sao. Cha Brown… quả là một cái tên hay. Tôi có thể cầu nguyện với Chúa trước khi đọc được không?”

“Hả? Ồ, được mà.”

"Ôi Lạy Chúa của sự thông thái─."

Hình như anh ta sùng đạo đến mức có hơi khác thường thì phải? Tôi cũng không dám chắc cho lắm.

“Cảm tạ Chúa. Thế giờ ta đọc bản thảo nhé.”

“Vâng…”

* * *

Từ những lời cố vấn của ‘Hồng y Garnier’ ‘hội Tinh lành’ mà Cha Brown cũng đã được xuất bản.

Tin tức ‘Homer’ đã viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám nhanh chóng lan ra khắp đế chế.

Dù là một truyện ngắn chứ không phải đăng theo kỳ như tạp chí, loạt truyện Cha Brown vẫn "cháy hàng".

Ngay cả những ‘độc giả chuyên đọc tiểu thuyết giá rẻ’ cũng không ngần ngại mua Cha Brown.

Điều này là do điểm có phần khác biệt của dân ghiền tiểu thuyết trinh thám.

Càng đọc nhiều tiểu thuyết trinh thám, họ lại càng khao khát những cuốn tiểu thuyết mới hơn và hay hơn nữa!

Dù đây là điều mà độc giả của thể loại nào cũng có nhưng độc giả của tiểu thuyết trinh thám có phần đặc biệt như thế hơn.

Đó là bởi vì tiểu thuyết trinh thám vừa có những yếu tố "chỉ thể loại này mới có", vừa đồng thời lại đòi hỏi mỗi cuốn phải thật sự độc đáo.

Hiểu đơn giản là, đọc một cuốn truyện mà thủ đoạn hay vụ án cứ ặp đi lặp lại thì chán ngắt.

“Một cuốn tiểu thuyết trinh thám của Homer á! Người mà đã sáng tác ‘Dr. Jekyll và Mr. Hyde’ á? Tôi rất háo hức để muốn biết nó hay đến cỡ nào đấy!”

“Cá nhân tôi thích tiểu thuyết của Herodotus hơn Homer cơ… nhưng tiểu thuyết trinh thám cuốn quá.”

Loạt truyện Cha Brown thu về phản ứng rất tích cực. Các nhà phê bình và độc giả ‘tiểu thuyết trinh thám’ đều đánh giá cao nó.

"Truyện Cha Brown đầy sự chân thành và khiêm nhường! Nghĩ mà xem, dù sự thật có bị bóng tối che lấp đến đâu đi chăng nữa thì cũng có ngày nó lộ ra ánh sáng thôi đúng không?”

"Thám tử đâu cần phải là cái máy giải đố đâu chứ. Sự quan tâm sâu sắc đến con người mới thực sự cho ta sự khôn ngoan để tìm ra sự thật."

Tuy nhiên—.

Nếu có hai cuốn tiểu thuyết thể loại giống nhau thì nó sẽ bị so sánh, giống như ‘Sherlock Holmes’ và  ‘Arsène Lupin’ vậy.

"Ừm, mới thì mới, nhưng mà... nó cứ nhạt nhạt sao ấy. Nó không làm tôi thấy kích thích lắm.”

“Bớt đọc ba cái chuyện về tội phạm đi. Tôi đọc cuốn này mà thấy nó thấm tận đáy lòng luôn ấy. Ý anh là gì khi nói nó nhạt hả? Tại anh toàn đọc lướt nên chẳng cảm được cái tinh tế trong từng chi tiết tâm lý thôi." 

"Hả? Đọc nhiều truyện tình cảm quá hóa yếu đuối à!"

“Há! Không hiểu được cái hay của truyện này đâu nếu không có tâm hồn cao thượng đâu!"

“Ê, ê, đồ khốn này.”

“Tôi nói có sai đâu?!”

“Muốn đánh nhau hả!”

“Ngon dô đây!”

Vấn đề là, nhìn bên ngoài thì mấy tác phẩm này cứ như là của "tác giả khác nhau" chứ không phải "cùng một người viết." Thế nên mới dễ xảy ra mấy vụ ‘fan đấm nhau’ như này. Đây cũng là vấn đề động đến lòng tự trọng của những người đặc biệt quan tâm đến thể loại "tiểu thuyết trinh thám’ nữa.

“Homer mới là vị thần của văn học! Cái cách Cha Brown lần theo tâm lý tội phạm cho thấy ổng quan tâm đến con người đến cỡ nào! Sao anh lại không hiểu được cái hay này chứ hả?!"

“Thể loại trinh thám thì Herodotus mới là thần nhé! Đầu óc lạnh như băng và logic sắt đá mới là thứ mà truyện trinh thám phải hướng tới! Nói về trinh thám thì Herodotus ăn đứt!"

"Thử nghĩ coi, cội nguồn của tiểu thuyết trinh thám là ‘Dr. Jekyll và Mr. Hyde’ chẳng phải sao?”

“Nhưng người làm cho thể loại này hoàn thiện chính là Herodotus! Cái Cha Brown cuối cùng cũng chỉ là ăn theo 'Sherlock Holmes' thôi!"

"Không nói chuyện với anh nữa!"

"Câu đó phải là tôi nói mới đúng!"

“Thế thì để xem ai hiểu tiểu thuyết trinh thám hơn bằng một cuộc chiến—không, một cuộc thi đi!”

“Đem cái cuộc thi đó lại đây!”

“Cuộc thi đó sẽ là ‘Cuộc thi sáng tác cho người hâm mộ Sherlock X Arsène Lupin’.”

“Gì cơ?”

Thế là.

Do sự tình cờ khi có ‘Cuộc thi sáng tác cho người hâm mộ Sherlock X Arsène Lupin’ những người đam mê tiểu thuyết trinh thám cảm thấy mình buộc phải tham gia để chứng minh "tấm lòng" của mình.

* * *

“Ngài đã đoán được chuyện này sao thiếu gia?”

“Sơ sơ… Tôi đã bàn với nhà xuất bản để họ diều dắt dư luận một tí, cơ mà họ làm tốt hơn tôi tưởng.”

Tóm lại, một độc giả là một nhà văn tiềm năng.

Điều mà "Herodotus" làm chỉ là khơi ngòi cho những "cây bút tiềm năng" đó. 

Thế thôi.

Ghi chú

[Lên trên]
nhắc qua ở Nỗi đau của chàng Werther (3)
nhắc qua ở Nỗi đau của chàng Werther (3)
[Lên trên]
'Khoan dung'="Tolerant" còn bao gồm bao dung sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, quan điểm chính trị, văn hóa, lối sống, v.v.
'Khoan dung'="Tolerant" còn bao gồm bao dung sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, quan điểm chính trị, văn hóa, lối sống, v.v.
Bình luận (4)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

4 Bình luận

TRANS
đoạn 67: cái như phải là nhưng chứ nhỉ
Xem thêm
CHỦ THỚT
TRANS
do tui thiếu dấu phẩy ngắt câu á, cảm ơn nhé😤
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời